Cách tính toán kích thước tủ bếp cực đơn giản và hợp lý

Hanh Lai – homify Hanh Lai – homify
Casa SMCV, Bartolomeo Fiorillo Bartolomeo Fiorillo
Loading admin actions …

Khác với các không gian khác như phòng khách, phòng ngủ hoàn toàn có thể sử dụng nội thất có sẵn, trang thiết bị phòng bếp thường khó tính hơn về kích thước cần được đo đạc kĩ càng. Các hệ thống tủ bếp thường được đo ni đóng giày với diện tích nhà bếp của từng gia đình. Nguyên nhân là vì mỗi gia đình có nhu cầu sử dụng khác nhau, có hệ thống đường ống nước và đường dây điện khác nhau, các tủ bếp thường đặt ở góc lại càng cần số đo chính xác. Với các gia chủ muốn đặt hàng tủ bếp, đừng bỏ qua các cách tính toán kích cỡ trang thiết bị phòng bếp này để đảm bảo ưng ý nhất với thiết kế phòng bếp nhà mình. 

homify

Nếu gia đình bạn dự định sử dụng tủ bếp trên và tủ bếp dưới, bạn cũng cần cân nhắc về chiều cao để phù hợp với chiều cao trần nhà, cũng như phù hợp trong quá trình sử dụng, tránh tù bếp quá cao.

Xem thêm 10 kiểu nhà bếp phù hợp với từng tính cách của gia chủ

1. Các thước đo tiêu chuẩn

Ba số đo cơ bản nhất khi tiến hành đo đạc tủ bếp là chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. Ngoài ra, các số đo sẽ bị ảnh hưởng bởi hình dáng tủ bếp (dạng chữ I, chữ L hay chữ U). 

2. Tủ bếp dưới

Nếu như chiều dài và chiều rộng là những số đo có thể dễ dàng được đo đạc, thì với chiều sâu, bạn cần tính toán kĩ hơn. Tủ bếp quá hẹp sẽ mất cân đối và thiếu diện tích lưu trữ. Trong khi đó, tủ bếp quá sâu lại choán hết diện tích bếp, dễ tạo cảm giác chật hẹp. Nhất là khi sử dụng tủ bếp chữ U hoặc chữ L, bạn phải tính toán diện tích góc cẩn thận. 

Với tủ bếp dưới, chiều cao thường xấp xỉ 90cm, sâu 50-60cm. Chiều sâu này cần phù hợp với các trang thiết bị bếp khác (nếu có) như máy rửa bát, lò nướng, lò vi sóng, bếp điện, máy giặt. 

3. Tủ bếp trên

Tủ bếp trên thường có chiều sâu bằng 1 nửa tủ bếp dưới, khoảng 30-40cm. Chiều cao của tủ bếp trên tùy thuộc vào chiều cao trần nhà (nếu đóng tủ bếp kịch trần) và chiều cao của các thành viên trong gia đình để quá trình sử dụng diễn ra thuận lợi. 

Xem thêm: 10 mẹo phong thủy nhà bếp cho mọi gia đình

4. Bồn rửa bát

Khi đặt hàng tủ bếp, bạn cũng phải tính toán luôn diện tích bồn rửa bát để chuẩn bị cắt mặt bếp theo đúng số đo. Với bồn rửa bát, bạn nên lựa chọn bồn rửa đôi để thuận tiện hơn trong sử dụng. Kích thước của bồn rửa bát phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia đình, vì vậy hãy tham khảo các mẫu bồn rửa có sẵn trên thị trường. 

5. Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới

Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới nên nằm trong khoảng 60-80cm để thuận tiện cho nấu nướng. Nhất là với vị trí bếp đun, hơi nước bốc lên có thể làm hỏng tủ bếp trên, nên cần 1 diện tích tương đối thoải mái.

Xem thêm: 9 thiết kế nhà bếp nhỏ hẹp nhưng đẹp mê hồn

6. Giá cả

Sau khi tính toán được số đo tủ bếp, bạn sẽ lựa chọn chất liệu tủ bếp để có được mức giá chính xác. Các loại gỗ tự nhiên có tuổi thọ cao sẽ đắt tiền hơn các loại gỗ công nghiệp. Các chất liệu đóng tủ bếp thường gặp là gỗ xoan đào, gỗ sồi, acrylic và laminate. Dù bạn sở hữu 1 mức kinh phí cao hay thấp thì cũng có rất nhiều sự lựa chọn phù hợp mà vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ. 

Xem thêm: 8 căn bếp đẹp đơn giản với chi phí thấp cần xây ngay

¿Necesitas ayuda con tu proyecto?
¡Contáctanos!

Destacados de nuestra revista